Hiển thị các bài đăng có nhãn 5. TIN TỨC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 5. TIN TỨC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm bùng phát mạnh ở Vĩnh Châu

Vùng nuôi tôm ở Sóc Trăng đang đứng trước nhiều khó khăn do diễn biến của bệnh, dịch bệnh trên tôm có dấu hiệu bộc phát trong giai đoạn đầu mùa mưa. Hiện nay ở thị xã Vĩnh Châu mức độ thiệt hại lên đến hơn 46%, có nhiều vùng nuôi mức độ thiệt hại chiếm rất cao, gây thiệt hại nặng cho nông dân. Ngành Thú Y đang tập trung mọi biện pháp để xác định mẫu bệnh phẩm, cấp phát Chlorine để hạn chế tình trạng lây lan.
Kiểm tra ao tôm công nghiệp
Vùng nuôi tôm ở thị xã Vĩnh Châu chỉ mới thả giống được hơn 7.500 ha nhưng mức độ thiệt hại đã hơn 46%, nhiều vùng nuôi bán thâm canh cao như Khánh Hòa, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Phước và Hòa Đông thì mức độ thiệt hại từ 70 đến hơn 90%. Giai đoạn này, bệnh hoại tử gan tụy cấp đang bùng phát mạnh ở các vùng nuôi của thị xã. Theo kết quả xét nghiệm của Cục Thú Y vùng 6 đã phát hiện 3/3 mẫu tôm bị thiệt hại ở Vĩnh Châu đều dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp.  Đây là nỗi lo của người nuôi tôm và lãnh đạo địa phương  trước tình hình khó khăn của vụ nuôi năm nay. Thạc sĩ Trần Tuấn Phong, Phó Phòng Dịch Tể- Chi Cục Thú Y Sóc Trăng nhận định: “ Qua những kết quả xét nghiệm từ đầu vụ và hiện nay dịch bệnh trên tôm có dấu hiệu bộc phát rất cao. Vấn đề đáng lo hiện nay là bệnh hoại tử gan tụy cấp gây thiệt hại nặng cho nông dân”
Ở ấp Khánh Nam, phường Khánh Hòa mức độ thiệt hại trên 90% , bà con nuôi tôm thật sự lo lắng trước tình hình bệnh hoại tử gan tụy cấp đang gây thiệt hại trên diện rộng. Hộ ông Lê Dũng Liệt ở Ấp Khánh Nam, tôm nuôi bị thiệt hại sau 20 ngày thả giống, mức độ thiệt hại lan rộng trong gần hai tuần qua. Vĩnh Châu là địa bàn công bố dịch bệnh đốm trắng ngay từ đầu vụ, nhưng bà con vẫn tiếp tục thả nuôi do giá tôm còn ở mức khá cao, chính vì thế mà bà con không ngưng thả giống , dù vẫn chưa công bố hết dịch bệnh. Ông Lê Dũng Liệt hộ nuôi tôm cho biết: “ Tôm tui chỉ thả mới 20 ngày đã phát bệnh, tình hình tôm bệnh hiện nay là rất nghiêm trọng, tui thấy ở đây mức độ thiệt hại trên 90%. Vì hiện nay giá tôm còn khá cao, nên bà con cứ ồ ạt thả nuôi dù dịch bệnh đang bùng phát”
Thị xã Vĩnh châu đã phân phối hết 30 tấn Chlorine cho hộ nuôi bị thiệt hại để ngăn ngừa mầm bệnh tồn lưu, người dân cũng thực hiện khá tốt việc xử lý ao nuôi bị thiệt hại. Ngành Thú Y cũng đang tập trung lực lượng xuống địa bàn để cùng nông dân ngăn ngừa dịch bệnh, tuy nhiên với mức thiệt hại như hiện nay là rất đáng lo ngại. Thạc sĩ Trần Tuấn Phong, Phó Phòng Dịch Tể- Chi Cục Thú Y Sóc Trăng khuyến cáo: Với tình hình dịch bệnh trên tôm hiện nay, bà con không nên tiếp tục thả giống một cách ồ ạt  nữa mà nên phối hợp với ngành chuyên môn dập dịch, xử lý mầm bệnh.”
Vùng nuôi tôm thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đang đối diện với tình hình phức tạp của bệnh đốm trắng, đen thân, hoại tử gan tụy cấp. Nông dân đã tạm ngưng thả giống để hạn chế rủi ro do mầm bệnh đang bùng phát mạnh. Hiện   tôm có kích cỡ nhỏ giá giảm liên tục nên đa phần người nuôi hạn chế diện tích thả tôm thẻ chân trắng và nuôi với mật độ thấp, đây là xu thế rất tốt trước tình hình bệnh trên tôm nuôi đang có dấu hiệu thiệt hại khá nặng, không riêng ở Vĩnh Châu, mà các vùng nuôi khác như huyện Cù Lao Dung, Trần Đề, Long Phú cũng đang có dấu hiệu tăng lên trong thời gian gần đây.


Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Ứng dụng công nghệ nano bạc trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Nano bạc trong nuôi tôm - Chúng tôi đến xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tìm gặp anh Ngô Kiện Toàn, người nuôi thí điểm công nghệ nano , để tìm hiểu về quy trình anh mới áp dụng thành công.


Nano bạc trong nuôi tôm

Nano bạc trong nuôi tôm
Anh Toàn kể: Trước năm 2001, nuôi tôm theo các quy trình cũ, 2 – 3 năm liền anh đều thành công. Đến năm 2011, liên tiếp thất bại 2 vụ, anh rất hoang hoang. “Vẫn theo đúng “bài” như các năm trước, mà sao lại thua?”. Trong lúc còn đang lưỡng lự nuôi hay không nuôi, nếu nuôi thì theo mô hình nào mới “ăn”, Ngô Kiện Toàn được người quen với thiệu có Công ty CP Huetronics đang tìm chỗ để thí điểm mô hình nuôi tôm theo công nghệ nano.
Công nghệ nano mở ra hướng mới cho người nuôi tôm

Áp dụng quy trình mới này, anh nuôi tôm thẻ chân trắng. Với diện tích 4 ha, anh chia làm 10 ao nuôi, mật độ thả 80 con/m2. Mua 2 loại giống khác nhau về thả; qua hơn 2 tháng nuôi, thu hoạch 23 tấn, giá bán trung bình loại 80 con/kg là 85.000 đồng/kg, tổng thu khoảng 1,7 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 600 triệu đồng.
Anh Toàn cho biết: Nuôi tôm theo công nghệ nano không có gì phức tạp, cải tạo vuông nuôi ban đầu như các vụ nuôi khác, anh lấy nước vào trên 1 tấc; dùng than hoạt tính xử lý ban đầu ngâm khoảng 4 – 5 ngày, liều lượng dùng 30 kg cho 1.000m3. Trước khi thả tôm giống, anh dùng Anti VBF (nano bạc kháng khuẩn) pha đều tạt khắp ao, bình quân 2 lít/1.000m3. Ngoài ra, anh còn dùng Tio2 + ôxy già, đánh định kỳ 5 ngày/lần. Tôm được 7 ngày nuôi thì dùng nano bạc trộn vào thức ăn cho tôm, cứ 2 ngày một lần, mỗi lần 150 ppm/kg thức ăn; từ ngày thứ 30 trở lên thì trộn 100 ppm/kg thức ăn…; có thể bổ sung men vi sinh và Vitamin C để tăng sức đề kháng cho tôm.
Theo anh Toàn, nuôi theo công nghệ nano hiệu quả rõ hơn so với trước đó; khâu quản lý, chăm sóc cũng nhẹ hơn. Trong khi đó, tổng chi phí vụ nuôi rẻ hơn khoảng 16%. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên (nuôi thử nghiệm), muốn khẳng định chắc chắn hơn về hiệu quả và chất lượng mô hình này, còn phải chờ thực tế nuôi 2 – 3 vụ nữa.
Công nghệ nano là gì?
Công nghệ nano là công nghệ xử lý vật chất siêu nhỏ ở mức nano mét (1 nano mét = 1 phần tỷ mét). Công nghệ này hiện nay được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là ứng dụng của nano bạc. Nghiên cứu chỉ ra rằng, do sự tăng lên của nguyên tử bề mặt nên so với bạc khối thì tác dụng sát khuẩn của các hạt bạc siêu nhỏ có kích thước nano được tăng lên gấp bội, 1 (g) nano bạc có thể sát khuẩn cho hàng trăm m2 chất nền. Với kích thước phân tử ở mức vi mô, chỉ từ 3-5 nano mét, nano bạc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại theo nguyên tắc bao bọc trực tiếp tế bào vi khuẩn, phá vỡ cấu trúc tế bào đó, từ đó vô hiệu hóa sự phát triển của chúng. Do vậy, nano bạc được xem như là chất kháng khuẩn tự nhiên an toàn và hiệu quả, được ứng dụng trong các lĩnh vực y học, an toàn thực phẩm… Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ nano bạc được ứng dụng để phòng trị bệnh cho cây trồng, vật nuôi trong đó có động vật thủy sản như tôm, cá…

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Khăn ướt trẻ em Nano bạc – Đột phá công nghệ mới.

Nano Bạc hay còn gọi là Nano Silver được khai thác và phát triển từ công nghệ tiên tiến hàng đầu hiện nay, có khả năng làm sạch khuẩn an toàn mà hiệu quả.
nano bac


Nghiên cứu của giới chuyên môn cho biết, với kích cỡ phân tử ở mức vi mô, chỉ từ 3-5 nano mét, Nano Bạc có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn gây hại theo nguyên tắc bao bọc trực tiếp tế bào của vi khuẩn và phá vỡ cấu trúc tế bào, từ đó vô hiệu hóa sự phát triển của chúng. Thí nghiệm cho thấy khi cho tiếp xúc với Nano Bạc trong khoảng thời gian ngắn chưa đầy 5 phút thì hầu hết các loại vi khuẩn sống (tồn tại trong môi trường sống bình thường) cũng không còn nữa. Nhờ những tính năng ưu việt này, Nano Bạc được xem là chất kháng khuẩn tự nhiên an toàn và hiệu quả nhất. Có thể nói, hiệu quả trong việc làm sạch khuẩn của những sản phẩm có ứng dụng công nghệ Nano

Bắc Sơn Technology tổ chức hội thảo " Giới thiệu Công nghệ Nano Bạc trong Nông Nghiệp"

nano bac



Vào ngày 16/03/2014 tại Nhà văn hóa Thôn Kim Quy, Xã Minh Tân, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã diễn ra hội thảo " Giới thiệu Công nghệ Nano Bạc trong Nông Nghiệp" do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Sơn phối hợp cùng đại lý Nghiêm Quang Vinh tổ chức.